Tại sao có mối trong nhà và cách phân biệt mối đất và mối gỗ
1. Mối là gì?
Mối thuộc loại côn trùng nhỏ nhưng có sức công phá cực kì lớn. Chúng là nguyên nhân gây ra những thiệt hại cho gỗ và nội thất bằng gỗ trong nhà chúng ta. Tuy không đốt, cắn hay chứa nộc độc như các loài côn trùng khác nhưng mối vẫn đem lại nhiều sự phiền toái cho các hộ gia đình. Sức hủy diệt của mối không chỉ dừng lại ở những vật dụng thông thường mà chúng còn tấn công và gây tổn thất lớn đến các công trình kiên cố, các kiến trúc nghệ thuật, thậm chí những vật liệu bền bỉ như thép, bê tông cũng bị mối phá hỏng trong thời gian nhất định,… Ngoài ra mối còn là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra những vấn đề cho sức khỏe.
Xem thêm: Mối và những tác hại của mối gây ra
2. Vì sao mối xuất hiện trong nhà?
*Độ ẩm:
Mối thường xuất hiện ở những nơi ẩm thấp hoặc những nơi có khí hậu nhiệt đới, đó là lý do vì sao Việt Nam là một trong những nước tạo điều kiện thuận lợi cho mối sinh sôi và phát triển. Mối vào nhà thông qua các nền đất ẩm.Các đường ống bị rò rỉ, thoát nước không đúng cách, ẩm thấp và thiếu ánh sáng đều tạo ra các vấn đề về độ ẩm làm thu hút mối. Mối gỗ thích những nơi gỗ bị hư hại do nước, mối đất chỉ có thể sống ở những nơi có độ ẩm cao.
*Gỗ tiếp xúc với sàn nhà:
Mối thông qua các các lớp bê tông để đi vào được trong nhà, các trường hợp đặt vật dụng bằng gỗ tiếp xúc với sàn nhà là điều kiện thuận lợi giúp mối phá hủy nhanh chóng. Đó cũng là nguyên nhân khiến cấu trúc của căn nhà xuống cấp trầm trọng. Ngoài ra những kho chứa gỗ là một trong những nơi lý tưởng để mối sinh sống và phát triển.
*Các vết nứt trong cấu trúc ngôi nhà
Các khe hở, vết nứt, khoảng trống trên những vách tường, sàn nhà đều tạo cơ hội cho mối tiến sâu vào bên trong. Mối xây dựng một xã hội trong những khoảng không hoàn hảo này và sử dụng không gian này để hình thành các đường ống di chuyển.
Xem thêm: Top 8 loại thuốc diệt mối tận gốc hiệu quả tốt nhất
3. Cách phân biệt mối đất và mối đất:
*Mối đất
Mối đất thường có kích thước dài từ 5-10mm, chúng có thân màu trắng, phần đầu có màu nâu đậm, cơ thể trưởng thành tròn và nhỏ hơn mọt gỗ.
Mối đất thường bị phụ thuộc vào môi trường có nhiệt độ ẩm, chúng hay xuất hiện ở các đường ống nước, hệ thống đường dây điện âm tường, chúng làm tổ dưới các nền móng, công trình, và ăn xuyên qua các tầng nhà phía trên, gây ra các hiện tượng sụt lúm, sạt lở, hư hại trầm trọng đến các kiến trúc xây dựng.
Nơi có các đường ống bằng đất xuất hiện là vị trí mối đã đi qua do tập tính ưa thích những nơi ẩm và tránh tiếp xúc khô.
*Mối gỗ khô:
Mối gỗ khô có chiều dài từ 6-11mm, khi còn là ấu trùng chiều dài khoảng 1mm, thân có màu trắng mờ, dần dần đậm hơn khi trưởng thành. Mối gỗ thường xuất hiện nơi có gỗ khô.
Loài mọt thường xâm nhập và ăn các vật dụng có kết cấu bằng gỗ, cụ thể chúng chỉ ăn lõi bên trên bề mặt gỗ và tạo ra lớp vỏ bên ngoài để đánh lừa thị giác con người.
Các loài mối thường có cơ chế tiết ra chất làm chuyển hóa cellulose thành thức ăn của chúng.
Ngoài ra còn có loài mối cánh có mối quan hệ với mối đất, thân hình có hai cánh, xuất hiện trước mùa mưa, chúng bay theo chiều gió để tìm nơi lập tổ tạ các khu vực nhà cửa hoặc môi trường bên ngoài. Khi mối đất và mối cánh giao hợp sẽ sinh ra đàn mối và bắt đầu xây dựng một tổ mới thích hợp, mối cánh sau này sẽ trở thành mối chúa.
*Cách phân biệt mối đất và mối gỗ
Ngoài cách phân biệt mối đất và mối gỗ theo hình dạng như trên, chúng ta còn có thể nhìn thấy mối quan hệ giữa hai sinh vật này bằng các tập tính gây hại và tổ chức của chúng như mối đất thường làm tổ dưới lòng đất còn mối gỗ thì gây hại trong các đồ vật bằng gỗ, tài liệu giấy,… những vật liệu có chứa cellulose.
Bên cạnh đó chúng giữa các loài mối thường có cách gây hại khác nhau vì thế chúng ta có thể dựa vào điểm đó để xây dựng các phường pháp phòng và diệt mối sao cho phù hợp.
Xem thêm: Những phương pháp được sử dụng để phòng chống và diệt mối hiện nay